Những loại hình nghệ thuật truyền thống ở Hàn Quốc

Những loại hình nghệ thuật truyền thống ở Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Tư Vấn Du Học - Tuyển Sinh' bắt đầu bởi chaucaphu, 27/6/19.

  1. chaucaphu Expired VIP

    Tham gia ngày:
    9/10/18
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Diễn Đàn SEO Việt Nam  MÚA DÂN GIAN

    Người Hàn Quốc đã thừa hưởng rất nhiều điệu múa dân gian như salpurichum (điệu múa làm trong sạch linh hồn), gutchum (điệu múa nghi lễ Shaman), taepyeongmu (điệu múa hòa bình), hallyangchum (điệu múa của người lười), buchaechum (múa quạt), geommu (múa gươm), và seungmu (điệu múa của nhà sư).

    Trong số này, talchum nghệ thuật múa mặt nạ ở Hàn Quốc và pungmul nori (biểu diễn nhạc cụ) là hai hình thức biểu diễn nhằm châm biếm tầng lớp quý tộc Joseon và có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng nông thôn, nơi từ lâu đã là nền móng của văn hóa và truyền thống Hàn Quốc. Hầu hết những người biểu diễn đều trình diễn ở chợ hoặc trên cánh đồng và luôn kết hợp với các hình thức biểu diễn khác như gõ trống, nhảy và hát.

    QUỐC NHẠC - GUGAK

    "Gugak" nghĩa đen là “quốc nhạc” đề cập đến âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và các loại hình nghệ thuật có liên quan khác bao gồm bài hát, điệu nhảy và nghi lễ. Lịch sử âm nhạc ở Hàn Quốc cũng dài như chính lịch sử của quốc gia này. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 15 thờiVua Sejong (Thế Tông) thuộc Triều đại Joseon (1392-1910), âm nhạc Hàn Quốc mới chính thức trở thành chủ đề nghiên cứu nghiêm túc và được phát triển thành hệ thống, dẫn đến sự sáng tạo của hệ thống ký âm nhịp điệu lâu đời nhất ở Châu Á được gọi là jeongganbo.

    Những nỗ lực của Vua Sejong trong việc biên soạn âm nhạc cung đình đã dẫn tới sự sáng tạo ra hệ thống ký âm nhạc của riêng Hàn Quốc và tạo nền tảng phát triển âm nhạc tế lễ đặc biệt để trình diễn trong các Nghi lễ Tổ tiên hoàng gia tại Điện thờ Jongmyo (Tông miếu). Âm nhạc và nghi lễ tại Tongmyeo đã được UNESCO liệt kê vào Danh sách đại diện Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại vào năm 2001. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là Yeomillak, mang nghĩa là “Niềm vui của Nhân dân”. Thuật ngữ gugak ban đầu được sử dụng bởi Jangagwon, một tổ chức triều đình thời hậu Joseon chịu trách nhiệm về âm nhạc, phân biệt âm nhạc truyền thống Hàn Quốc với nhạc nước ngoài.


    Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc điển hình được chia thành vài loại: loại “nhạc chính thống” (được gọi là jeongak or jeongga) được sử dụngtrong hoàng gia và tầng lớp quý tộc Joseon; nhạc dân gian bao gồm pansori, sanjo và japga; jeongjae (nhạc và múa cung đình) được trình diễn cho nhà Vua tại các nghi lễ quốc gia; nhạc và nhảy gắn liền với các truyền thống tín ngưỡng dân gian và Phật giáo như salpuri, seungmu, và beompae; và những bài hát thơ được yêu thích bởi giới trí thức ưu tú như gagok và sijo.

    Jeongak là các bài hát cung đình và sijo (Thơ ba dòng truyền thống Hàn Quốc) là các hình thức sinh hoạt văn hóa của giai cấp thống trị xưa. Các thể loại nhạc khác như nhạc Shaman, nhạc Phật, nhạc dân gian, pansori, japga,và sanjo được yêu thích trong tầng lớp bình dân được gọi là minsogak(nhạc dân gian).

    Trong số rất nhiều bài hát dân gian, Arirang là bài hát tiêu biểu được UNESCO liệt kê vào Danh sách đại diện Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại vào năm 2012. Bài hát được người dân Hàn Quốc đặc biệt yêu thích bởi giai điệu tha thiết và nhiều biến thể lời hát. Người Hàn Quốc cũng đã phát triển một loạt các dụng cụ âm nhạc. Những dụng cụ âm nhạc truyền thống này gồm hơn 60 loại với sáo, các loại đàn dây, các loại trống và nhạc cụ gõ… sẽ cùng hòa âm với nhau để tạo ra các làn điệu đa dạng.

    Có nhiều nhạc cụ truyền thống gồm nhạc cụ gió như piri, daegeum, danso và taepyeongso; nhạc cụ dây như gayageum, geomungo, haegeum, ajaeng và bipa; và nhạc cụ gõ như buk, janggu, kkwaenggwari và jing.

    HỘI HỌA VÀ THƯ PHÁP

    Hội họa đã luôn là một thể loại nghệ thuật chính của Hàn Quốc từ thời cổ xưa. Nghệ thuật của Hàn Quốc cổ được thể hiện qua những bức bích họa trong lăng mộ Goguryeo (năm 37 TCN – 668) gồm nhiều manh mối có giá trị về tín ngưỡng của người Hàn thời đầu về nhân quyền và vũ trụ cũng như cảm nhận nghệ thuật và kĩ thuật. Trong lịch sử, các tư tưởng và phong cách này đã bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và sau đó là Nhật Bản.

    Các nghệ sĩ Goryeo (918-1392) yêu thích khắc chạm tượng Phật và đã để lại cho con cháu một vài kiệt tác vĩ đại. Giới trí thức ưu tú Joseon ưa thích trường phái tranh thủy mặc, khơi gợi tưởng tượng về cây cỏ và côn trùng, hoa cúc, hoa mai, ví dụ như Tứ quân tử (Sagunja, gồm lan, cúc, trúc, mai) và Mười sinh vật trường thọ (Sipjangsaeng).

    Hội họa Hàn Quốc vào thế kỷ 18 chứng kiến sự thăng hoa của hai nghệ sĩ vĩ đại, Kim Hong-do và Sin Yun-bok. Hai hoa sĩ đều lấy đề tài mĩ thuật là các hoạt động hàng ngày của những người dân bình thường. Họa sĩ Kim Hongdo yêu thích vẽ lại lăng kính vạn hoa của con người trong rất nhiều tình huống và khung cảnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Còn họa sĩ Sin Yun-bok lại nỗ lực hết mình để khắc họa lại những khoảnh khắc đầy phá cách,ví dụ như hình ảnh người phụ nữ để lộ đùi khi nghỉ bên dòng suối. Những bức tranh này vào giai đoạn đó bị coi dâm thư vì quá mới mẻ và táo bạo.


    Thư pháp được phát triển ở Hàn Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc. Nét đẹp của dòng chữ, nét chữ và sinh lực nằm trong những nét bút và sự chuyển màu tài tình của mực được đánh giá cao. Thư pháp có liên quan chặt chẽ với tranh thủy mặc bởi chúng sử dụng kỹ thuật và dụng cụ tương tự nhau được gọi là “Bốn người bạn của học giả” gồm giấy, bút, thỏi mực và đá mài mực.

    Hàn Quốc đã sản sinh rất nhiều nhà thư pháp bậc thầy, trong số có Kim Jeong-hui (1786-1856) đặc biệt nổi tiếng vì đã phát triển thành phong cách riêng của ông, được gọi là Chusache hoặc phong cách Chusa (Chusa là bút danh của ông). Các tác phẩm thư pháp của ông đã làm say mê kể cả những bậc thầy thư pháp Trung Quốc trong thời kỳ đó và hiện vẫn được tôn sùng khắp nơi bởi vẻ đẹp nghệ thuật hiện đại xuất sắc.

    ĐỒ GỐM

    Đồ gốm Hàn Quốc, hiện đang nhận được nhiều tán dương nhất từ những người sưu tập trên thế giới, điển hình được chia thành ba nhóm: Cheongja (Đồ tráng men ngọc bích), Buncheong (đồ sành sứ phủ men), và Baekja (đồ sứ trắng).

    Cheongja là đồ sành sứ đã trải qua quá trình phát triển trên đôi tay của những thợ gốm Goryeo trong khoảng 400 đến 1.000 năm trước. Đồ gốm tráng men ngọc bích được chú ý bởi bề mặt xanh màu ngọc bích hấp dẫn và kỹ thuật khảm độc đáo của người Hàn Quốc được sử dụng để trang trí gốm. Gangjin ở tỉnh Jeollanamdo và Buan ở tỉnh Jeollabuk-do là hai nơi làm gốm chính trong thời đại Goryeo (918-1392).

    Các món đồ sứ trắng đại diện cho nghệ thuật gốm sứ Triều đại Joseon (1392-1910). Trong khi một vài trong số những đồ sứ này phô bày bề mặt trắng sữa, rất nhiều sản phẩm được trang trí bằng nhiều loại họa tiết được sơn bằng sắt đã ôxi hóa, đồng, hoặc chất nhuộm xanh coban vô giá được nhập từ Ba Tư qua Trung Quốc.

    Cung đình hoàng gia Joseon cũng tự vận hành các lò nung riêng ở Gwangju, tỉnh Gyeonggi-do, nơi sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Các kỹ thuật tiên tiến được sử dụng để sản xuất đồ sứ trắng được tiết lộ sang Nhật do những thợ gốm Joseon đã bị bắt cóc trong cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản (1592-1598).

    Nhóm gốm sứ Hàn Quốc thứ ba, Buncheong, được thực hiện bởi các thợ gốm Goryeo sau khi Vương quốc sụp đổ năm 1392. Loại gốm sứ này có đặc điểm là bề mặt được tráng men và các họa tiết trang trí đơn giản hấp dẫn được tạo bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhóm gốm sứ Hàn Quốc thứ ba, Buncheong, được thực hiện bởi các thợ gốm Goryeo sau khi Vương quốc sụp đổ năm 1392. Loại gốm sứ này có đặc điểm là bề mặt được tráng men và các họa tiết trang trí đơn giản hấp dẫn được tạo bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau.

    THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

    Trong quá khứ, những thợ thủ công nam và nữ Hàn Quốc đã phát triển rất nhiều kỹ thuật sản xuất các món đồ gia dụng. Họ làm các đồ nội thất gỗ như tủ quần áo, tủ tường và bàn ghế được chế tác qua con mắt nghệ thuật sắc bén về độ cân bằng và đối xứng. Các nghệ nhân cũng đan những chiếc túi, hộp và chiếu xinh đẹp bằng cây tre, đậu tía hoặc hồ trì. Giấy dâu tằm truyền thống được sử dụng để làm mặt nạ, búp bê và đồ trang trí kỷ niệm; những đồ vật gia dụng khác nhau được trang trí bởi lớp sơn đen và đỏ có chất liệu từ tự nhiên.

    Các nghệ nhân còn phát triển nghệ thuật sử dụng các sừng trâu, quả bầu, và vỏ sò nhuộm xinh đẹp để trang trí đồ nội thất. Đồ thêu, các nút thắt trang trí (maedeup) và nhuộm tự nhiên cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống Hàn Quốc. Các lĩnh vực này được khai thác rộng rãi để làm quần áo, đồ gia dụng và đồ trang sức thời trang cá nhân.

    NGHỆ THUẬT THÊU - JASU

    Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.

    Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo.

    VẢI BỌC - BOJAGI

    Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ. Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng. Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn mùi xoa nhỏ.

    NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY THỦ CÔNG

    Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp giấy Hàn Quốc và cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp nên những chiếc hộp, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới, bình và gạt tàn. Những sản phẩm giấy thủ công khác du khách tham quan thường gặp là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, đệm, rèm, bao đựng ống tên, bát mài mực, hộp thuốc súng, giày dép, chậu rửa, ấm trà. Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều được sơn bóng trên bề mặt làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền đồng thười làm cho chúng có khả năng chống thấm. Loại sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp nước quả hồng xanh và hồ gạo và dầu tía tô.

    Trong thời đại ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nghệ thuật thế giới càng thuận lợi, song bản sắc văn hóa dân tộc cũng như những loại hình nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc vẫn không hề mất đi. Họ vẫn còn giữ đựơc cái riêng cho mình. Cũng bởi điều này mà quốc gia này luôn là điểm đến được rất nhiều khách du lịch nước ngoài yêu thích. Còn du khách thì sao? Hãy đăng ký tham gia tour du lịch Hàn Quốc và cùng Viet Viet Tourism khám phá những nét đẹp trong văn hóa của "xứ sở Kim chi" nhé!
     
    #1
: 123

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn SEO Việt Nam chất lượng chúc các bạn có những giây phút thật zui zẻ!